Tổng quan Tế_bào

Các đặc tính của tế bào

Các tế bào chuột mọc trên đĩa nuôi cấy. Những tế bào này phát triển thành các đám lớn, mỗi tế bào riêng lẻ có đường kính khoảng 10 micromét.

Mỗi tế bào là một hệ thống mở, tự duy trì và tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này thành năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào chứa một bản mật mã riêng hướng dẫn các hoạt động trên.

Mọi tế bào đều có một số khả năng sau:

  • Sinh sản thông qua phân bào.
  • Trao đổi chất tế bào bao gồm thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào, sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình, tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong các phân tử hữu cơ. Năng lượng này được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.
  • Tổng hợp các protein, đây là những phân tử đảm nhiệm những chức năng cơ bản của tế bào, ví dụ như enzyme. Một tế bào động vật thông thường chứa khoảng 10.000 loại protein khác nhau.
  • Đáp ứng với các kích thích, hoặc thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng.
  • Di chuyển các túi tiết.

Các dạng tế bào

Các tế bào sinh vật nhân chuẩn (Eukaryote)sinh vật nhân sơ (Prokaryote). - Hình trên đây mô tả một tế bào người điển hình (sinh vật nhân chuẩn) và tế bào vi khuẩn (sinh vật nhân sơ). Tế bào sinh vật nhân chuẩn (bên trái) có các cấu trúc nội bào phức tạp như nhân (xanh nhạt), hạch nhân (xanh lơ), ty thể (da cam), và ribosome (xanh sẫm). Trong khi tế bào vi khuẩn (bên phải) đơn giản hơn với DNA được lưu giữ trong vùng nhân (xanh nhạt) cùng với các cấu trúc đơn giản như màng tế bào (đen), thành tế bào (xanh da trời), vỏ ngoài (da cam), ribosome (xanh đậm) và một tiên mao (cũng màu đen).

Người ta có thể phân loại tế bào dựa vào khả năng có thể tồn tại độc lập hay là không. Các sinh vật có thể bao gồm chỉ một tế bào (gọi là sinh vật đơn bào) thường có khả năng sống độc lập mặc dù có thể hình thành các khuẩn lạc. Ngoài ra, sinh vật cũng có thể bao gồm nhiều tế bào (sinh vật đa bào) thì mỗi tế bào được biệt hóa và thường không thể sống sót khi bị tách rời. Trong cơ thể con người có đến 220 loại tế bào và khác nhau.

Nếu xét về cấu trúc nội bào, các tế bào có thể chỉ làm 2 dạng chính.

Bảng: So sánh các đặc điểm của tế bào eukaryote và tế bào prokaryote
Tế bào prokaryoteTế bào eukaryotes
Sinh vật điển hìnhvi khuẩn, archaeaprotista, nấm, thực vật, động vật
Kích thước điển hình~ 1-10 µm~ 10-100 µm (tinh trùng không kể đuôi)
Cấu trúc nhân tế bàovùng nhân; không có cấu trúc điển hìnhcấu trúc nhân điển hình với màng nhân có các cấu trúc lỗ nhân
DNA genome / Nhiễm sắc thểmột phân tử (và thường dạng vòng)một hoặc một vài phân tử DNA dạng thẳng được bao bọc bởi các protein histone trong cấu trúc NST
Vị trí xảy ra quá trình phiên mãdịch mãdiễn ra đồng thời trong tế bào chấttổng hợp RNA (phiên mã) ở nhân tế bào
tổng hợp protein (dịch mã) tại tế bào chất
Cấu trúc ribosome50S+30S60S+40S
Cấu trúc nội bàorất ít cấu trúcđược tổ chức phức tạp và riêng biệt bởi hệ thống màng nội bàobộ khung tế bào
Vận động tế bàotiên mao được tạo thành từ các hạt flagellintiên maotiêm mao cấu tạo từ tubulin
Ty thểkhông cómỗi tế bào thường có hàng chục ty thể (phụ thuộc vào cường độ hô hấp nội bào (một số tế bào không có ty thể)
Lục lạpkhông cócó ở các tế bào tảothực vật
Mức độ tổ chức cơ thểthường là đơn bàođơn bào, tập đoàn, và các cơ thể đa bào với các tế bào được biệt hóa rõ rệt
Phân bàoPhân cắt (một hình thức phân bào đơn giản)Nguyên phân
Giảm phân

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tế_bào http://www.cellsalive.com/ http://www.phschool.com/el_marketing.html http://smartymaps.com/list.php?id=b1ce5a8617377c9d... http://www.studiodaily.com/main/searchlist/6850.ht... http://www.biology.arizona.edu/cell_bio/cell_bio.h... http://vcell.ndsu.nodak.edu/animations/ http://xiphoid.biostr.washington.edu/fma/fmabrowse... http://publications.nigms.nih.gov/insidethecell/ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/About/Primer http://www.ncbi.nlm.nih.gov/About/disclaimer.html